X

Giải câu 1 – Khởi ngữ và các thành phần biệt lập (trang 109 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Giải câu hỏi 1 – Khởi ngữ và các thành phần biệt lập (Trang 109 SGK ngữ văn 9 tập 2) – Phần soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt trang 109 – 111 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu. Ghi kết quả phân tích vào bảng tổng kết (theo mẫu).

a) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.

(Kim Lân, Làng)

b) Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

c) Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d) Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lân lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới đến đây, vất vả quá!

(Kim Lân, Làng)

BẢNG TỔNG KẾT VỀ KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP.

Khởi ngữ Thành phần biệt lập
Tình thái Cảm thán Gọi – đáp Phụ chú

 

Trả lời:

Khởi ngữ Thành phần biệt lập
Tình thái Cảm thán Gọi – đáp Phụ chú
Xây cái lăng ấy Dường như Vất vả quá Thưa ông Những người con gái sắp xa ta, không biết bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment