X

Giải câu 1 – Chương trình địa phương (Trang 175 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Giải câu hỏi 1 – Chương trình địa phương (Trang 175 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) trang 175, 176 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.

Đề bài:

Câu 1. Hãy tìm trong những phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:

a) Chỉ các sự vật, hiện tượng,… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

Mẫu: nhút (phương ngữ Trung), bồn bồn (phương ngữ Nam).

b) Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Mẫu:

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam
cá quả cá trào cá lóc
lợn heo heo
ngã bổ

c) Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Mẫu:

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam
ốm: bị bệnh ốm: gầy ốm: gầy

Trả lời:

a) Chỉ sự vật, hiện tượng…không có tên gọi trong các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân :

– Móm : lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.

– Nhút : Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh.

– Đước : cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.

b) Đồng nghĩa nhưng khác về âm

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam
Bát Đọi Chén
Mẹ Mẹ
Bố Cha, Bo Ba, Tía

c) Đồng âm nhưng khác về nghĩa

Từ ngữ Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam
Hòm Dụng cụ để đựng đồ Quan tài Quan tài
Bổ Có ích Ngã
Mắc Treo lên Bận Đắt

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment