X

Giải câu 1 – Cách viết thư điện, chúc mừng và thăm hỏi (trang 202 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Giải câu hỏi 1 – Cách viết thư điện, chúc mừng và thăm hỏi (Trang 202 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2) – Phần soạn bài Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi trang 202 – 204 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi.

a) (Họ tên và địa chỉ người nhận)

Nhân dịp xuân Quý Mùi, em xin chúc thầy cô và toàn thể gia đình dồi dào sức khoẻ, thành đạt và nhiều niềm vui.

(Họ tên và địa chỉ người gửi)

b) (Họ tên và địa chỉ người nhận)

Nhận được tin bạn đoạt Huy chương Vàng môn nhảy cao trong Hội khỏe Phù Đổng, cả lớp vô cùng xúc động và tự hào. Xin nhiệt liệt chúc mừng và mong bạn mạnh khỏe, tiếp tục giành được nhiều huy chương.

(Họ tên và địa chỉ người gửi)

c) (Họ tên và địa chỉ người nhận)

Qua truyền hình, được biết quê hương và gia đình bạn chịu nhiều tổn thất trong trận bão vừa rồi, mình hết sức lo lắng. Xin gửi đến bạn và toàn thể gia đình niềm cảm thông sâu sắc. Mong gia đình bạn nhanh chóng vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.

(Họ tên và địa chỉ người gửi)

Câu hỏi:

– Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống nhau và khác nhau như thế nào ?

– Em có nhận xét gì về độ dài của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi ?

– Trong thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi có điểm nào giống nhau ?

– Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi có điểm nào giống nhau ?

Trả lời:

– Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống nhau và khác nhau là:

Giống nhau: Nội dung thư (điện) thường bao gồm:

+ Lí do chúc mừng hoặc thăm hỏi.

+ Bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân khi nghe tin vui hoặc tin buồn của người nhận điện.

+ Lời chúc mừng, mong muôn (hoặc lồi thăm hỏi, chia buồn).

Khác nhau:

+ Nội dung thư (điện) chúc mừng bộc lộ niềm vui của người gửi điện.

+ Nội dung thư (điện) thăm hỏi thể hiện nỗi buồn của người gửi điện.

– Nhận xét về độ dài của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi: thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi thường được gửi qua bưu điện nên nó thường ngắn gọn, tiết kiệm lời đến tối đa.

– Trong thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi, tình cảm phải chân thành, xuất phát từ tấm lòng của người gửi dành cho người nhận.

– Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi có điểm giống nhau là đều ngắn gọn và súc tích.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Trinh:
Leave a Comment