X

Giải câu 1 – Ẩn dụ (Trang 135 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Giải câu hỏi 1 – Ẩn dụ (Trang 135 SGK ngữ văn 10 tập 1) – Phần soạn bài Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ trang 135 – 137 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đề bài:

Đọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi.

(1)
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(2)
Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.

a) Anh (chị) có nhận thấy trong hai câu ca dao trên, những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,… không chỉ là thuyền, bến,… mà con mang một nội dung ý nghĩa haòn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?

b) Thuyền, bến (câu 1) và cây đa bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu đúng nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?

Gợi ý: Có hai cách để suy ý đúng:

– Đặt quan hệ song song: thuyền – bến, bến cũ – con đò (quan hệ giữa những vật cần có nhau, nhưng bên thì cố định, còn thuyền, đò thì di chuyển, không cố định).

– So sánh ngầm: liên tưởng đến những người có quan hệ tình cảm gắn bó nhưng phải xa nhau.

Trả lời:

a) Nội dung ý nghĩa khác là:

Các hình ảnh thuyền (con đò) – bến (cây đa) lần lượt tạo nên ý nghĩa tượng trưng cho hình ảnh người ra đi và người ở lại. Do đó:

Câu (1) trở thành lời thề ước, hứa hẹn, nhắn nhủ về sự thủy chung.

Câu (2) trở thành lời than tiếc vì thề xa “lỗi hẹn”.

b) Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng chỉ là khác ở nội dung ý nghĩa hiện thực (chỉ sự vật). Xét về ý nghĩa biểu trưng, chúng là những liên tưởng giống nhau (đều mang ý nghĩa hàm ẩn chỉ người đi – kẻ ở). Để hiểu đúng ý nghĩa hàm ẩn này, thông thường chúng ta giải thích rằng: Các sự vật thuyền – bến – cây đa, bến cũ – con đò là những vật luôn gắn bó với nhau trong thực tế. Vì vậy chúng được dùng để chỉ “tình cảm gắn bó keo sơn” của con người. Bến, cây đa, bến cũ mang ý nghĩa hiện thực chỉ sự ổn định, vì thế nó giúp người ta liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, tới sự chờ đợi, nhung nhớ, thủy chung. Ngược lại thuyền, con đò thường di chuyển không cố định nên được hiểu là người con trai, hiểu là sự ra đi. Có nắm được quy luật liên tưởng như vậy, chúng ta mới hiểu đúng ý nghĩa của các câu ca dao trên.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Lan: Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời .
Leave a Comment