X

Giải bài thực hành 51 – 52 trang 154 – 156 SGK Sinh học lớp 9

Giải bài thực hành 51 – 52 Trang 154 – 156 SGK Sinh học lớp 9, phần bài tập Bài 51 – 52: Thực hành: Hệ sinh thái.

Đề bài thực hành 51 – 52 Trang 154 – 156 SGK Sinh học 9:

Tên bài thực hành:

Họ và tên học sinh:

Lớp:

1. Kiến thức lí thuyết. Thực hiện các yêu cầu sau

– Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng.

– Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải.

2. Cảm nhận của em sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hệ sinh thái đã quan sát ?

Lời giải bài tập thực hành 51 – 52 Trang 154 – 156 SGK Sinh học lớp 9:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Tên bào thực hành: Hệ sinh thái

Họ và tên học sinh:

Lớp:

1. Kiến thức lí thuyết

– Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng.

Trả lời:

+ Cỏ, châu chấu, gà, thỏ, sói, diều hâu, người: môi trường trên cạn.

+ Vi sinh vật, giun đất: môi trường trong đất.

+ Ếch: môi trường cạn và môi trường nước.

+ Rêu, tôm, cá: môi trường nước.

– Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải.

Trả lời:

+ cỏ (sinh vật sản xuất) -> thỏ (động vật ăn thực vật) -> sói (động vật ăn thịt) -> diều hâu (động vật ăn thịt) -> vi khuẩn (sinh vật phân giải).

+ lá ngô (sinh vật sản xuất) -> châu chấu (động vật ăn thực vật) -> ếch (động vật ăn thịt) -> gà rừng (động vật ăn thịt) -> diều hâu (động vật ăn thịt) -> vi khuẩn (sinh vật phân giải).

+ Rêu (sinh vật sản xuất) -> Tôm (sinh vật tiêu thụ bậc 1) -> Cá (sinh vật tiêu thụ bậc 2) -> Người (sinh vật tiêu thụ bậc 3) -> Vi sinh vật (sinh vật phân giải).

2. Cảm nhận của em sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái

– Cảm nhận của em sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái:

+ Biết được sự đa dạng của hệ sinh thái

+ Mối quan hệ chặt chẽ và đa dạng của các loài sinh vật

+ Biết được những tác hại mà con người đã gây ra tàn phá môi trường sống

+ Có ý thức bảo vệ môi trường sống

– Để bảo vệ tốt hệ sinh thái cần:

+ Tránh chặt phá cây, trồng nhiều cây xanh xung quanh môi trường sống

+ Phải xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường

+ Tránh bắt, giết các loài sinh vật quá nhiều phá vỡ cân bằng hệ sinh thái

+ Tuyên truyền, vận động mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường sống

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Phương Thảo: Học vấn là chìa khóa mở cánh cửa của tương lai. Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức học tập bổ ích.
Leave a Comment