X

Giải bài thực hành 5 trang 23 – 29 SGK Công nghệ lớp 9

Giải bài thực hành 5 trang 23 – 29 SGK Công nghệ lớp 9, phần bài tập Bài 5: Thực hành: Nối dây điện.

Lời giải bài tập thực hành 5 trang 23 – 29 SGK Công nghệ lớp 9:

I – DỤNG CỤ, VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ

1. Dụng cụ

Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, dao nhỏ, mỏ hàn,…

2. Vật liệu và thiết bị

Hộp nối dây, đai ốc nối dây, dây điện lõi một sợi, dây điện mềm lõi nhiều sợi, giấy ráp, băng dính cách điện, nhựa thông, thiếc hàn,…

II – NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH

1. Một số kiến thức bổ trợ

a) Các loại mối nối dây dẫn điện

b) Yêu cầu mối nối

  • Dẫn điện tốt
  • Có độ bền cơ học cao
  • An toàn điện
  • Đảm bảo về mặt mĩ thuật

2. Qui trình chung nối dây dẫn điện

Bước 1: Bóc vỏ cách điện

– Có thể bóc vỏ cách điện bằng kìm tuốt dây hoặc bóc vỏ cách điện bằng dao, chú ý không cắt vào lõi

– Độ dài lớp vỏ cách điện cần bóc phụ thuộc vào đường kính dây dẫn (khoảng từ 15-20 lần đường kính dây)

– Có 2 cách bóc vỏ cách điện

  • Bóc cắt vát: Đặt dao vào điểm cắt và gọt lớp vỏ bọc cách điện với một góc 30o. Với dây có tiết diện nhỏ, nên dùng kìm tuốt dây để bóc vỏ cách điện.
  • Bóc phân đoạn: Dùng cho loại dây có hai lớp cách điện. Lớp cách điện ngoài được cắt lệch với lớp trong khoảng 5 – 8mm.

Bước 2: Làm sạch lõi

  • Làm sạch lõi bằng giấy ráp (giấy nhám)
  • Để mối nối tiếp xúc tốt, tăng tính dẫn điện

Bước 3: Nối dây

a) Nối dây dẫn theo đường thẳng (nối nối tiếp)

– Dây dẫn lõi 1 sợi:

  • Uốn gập lõi: Chia đoạn lõi thành hai phần (phần trong đủ quấn khoảng 6 vòng, phần ngoài từ 5-6 vòng), uốn vuông góc hai dây và móc chúng vào nhau.
  • Vặn xoắn: Giữ đúng vị trí rồi xoắn hai dây vào nhau 2-3 vòng, sau đó dùng kìm vặn xoắn lần lượt dây này vào dây kia 4-6 vòng. Hoàn thiện mối nối bằng cách dùng 2 kìm cặp những vòng ngoài cùng, vặn ngược chiều nhau, siết mối nối vừa đủ chặt và đều.
  • Kiểm tra mối nối.

– Dây dẫn lõi nhiều sợi:

  • ​Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi.
  • Lồng lõi: Tách lõi làm 2 phần bằng nhau lồng lõi vào nhau.
  • Vặn xoắn: Lần lượt vặn xoắn khoảng từ 3, 4 vòng.
  • Kiểm tra mối nối.

b) Nối rẽ (nối phân nhánh)

– Dây dẫn lõi 1 sợi:

  • Uốn gập lõi: Đặt dây chính và dây nhánh vuông góc với nhau, uốn gập lõi dây nhánh.
  • Vặn xoắn: Dùng kìm quấn dây nhánh lên dây chính, xoắn tiếp khoảng 7 vòng rồi cắt bỏ dây thừa. Sau đó, siết chặt mối nối vừa đủ, không nên chặt quá làm hỏng dây dẫn.
  • Kiểm tra mối nối.

– Dây dẫn lõi nhiều sợi:

  • Tách lõi làm 2 phần bằng nhau.
  • Lần lượt vặn xoắn sang 2 bên khoảng từ 3, 4 vòng.
  • Kiểm tra mối nối.

c) Nối dây dùng phụ kiện

– Nối bằng vít:

  • Làm đầu nối:
  • Làm khuyên kín
  • Làm khuyên hở
  • Nối dây
  • Kiểm tra mối nối

– Nối bằng đai ốc nối dây:

  • Làm đầu nối thẳng: Chiều dài đoạn bóc vỏ cách điện khoảng 2/3 chiều dài đai ốc nối dây và làm sạch lõi.
  • Nối dây dẫn.
  • Kiểm tra mối nối.

Bước 4: Hàn mối nối

– Tác dụng của hàn mối nối: Tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt và không gỉ.

– Các bước hàn mối nối:

  • Làm sạch mối nối.
  • Láng nhựa thông.
  • Hàn thiếc mối nối.

Bước 5: Cách điện mối nối

– Cách điện mối nối bằng cách quấn băng cách điện

  • Cách điện mối nối theo đường thẳng

  • Cách điện mối nối phân nhánh

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Phương Thảo: Học vấn là chìa khóa mở cánh cửa của tương lai. Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức học tập bổ ích.
Leave a Comment