Giải bài 3 Trang 33 SGK Sinh học lớp 9, phần bài tập Bài 10: Giảm phân.
Đề bài 3 Trang 33 SGK Sinh học 9:
Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.
Lời giải câu 3 Trang 33 SGK Sinh học lớp 9:
* Giống nhau:
– Đều có sự tự nhân đôi của NST.
– Đều trải qua các kì phân bào tương tự.
– Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.
– NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.
– Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
* Khác nhau:
Nguyên phân | Giảm phân |
---|---|
– Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
– Chỉ 1 lần phân bào. – Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit. – Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc. – Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. |
– Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.
– Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. – Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit. – Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc. – Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. |
Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào. | Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc. |
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST). | – Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.
– Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n. |
Ý nghĩa:
– Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau. – Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể. |
Ý nghĩa:
– Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau. – Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài. – Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới. |
(HTTPS://BAIVIET.ORG)