Đọc bản hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ những việc giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên?

Câu hỏi 4 (Trang 59 SGK Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2) – Đọc bản hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên? Phần soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự – an ninh (Tuần 24) trang 59 SGK Tiếng việt 5 Tập 2.

a) Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số điện thoại của ông bà, chú bác, người thân để báo tin.

b) Nếu bị kẻ khác đe dọa, hành hung hoặc thấy cháy nhà hay bị tai nạn, em cần phải:

– Khẩn cấp gọi số điện thoại 113 hoặc 114, 115 để báo tin.

– Kêu lớn để những người xung quanh biết.

– Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an.

c) Khi đi chơi, đi học, em cần:

– Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng vẻ, để ý nhìn xung quanh.

– Không mang đồ trang sức hoặc vật đắt tiền.

d) Khi ở nhà một mình, em phải khóa cửa, không cho người lạ biết em chỉ có một mình và không để người lạ vào nhà.

Theo GIA KÍNH

Chú thích và giải nghĩa:

113: Số điện thoại của lực lượng công an thường trực chiến đấu.

114: Số điện thoại của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy.

115: Số điện thoại của đội thường trực cấp cứu y tế.

Trả lời:

– Từ ngữ chỉ việc làm:

+ Nhớ số điện thoại (ĐT) của cha mẹ

+ Nhớ địa chỉ, số ĐT của người thân

+ Gọi ĐT 113 hoặc 114, 115. Kêu lớn để người xung quanh biết

+ Chạy đến nhà người quen…

+ Đi theo nhóm, tránh nơi vắng, để ý xung quanh

+ không mang đồ trang sức, đồ đắt tiền

+ khóa cửa

+ không cho người lạ biết em ở nhà một mình / không mở cửa cho người lạ.

– Từ ngữ chỉ cơ quan tổ chức:

Nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, 113 (CA thường trực chiến đấu) 114 (CA phòng cháy chữa cháy) 115 (đội thường trực cấp cứu y tế).

– Từ ngữ chỉ người giúp em bảo vệ an toàn cho mình:

Cha mẹ, ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status