Cấu tạo của những từ phức được in đậm trong các câu thơ sau có gì khác nhau?

Giải câu hỏi – Nhận xét (Trang 38 – 39 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) – Cấu tạo của những từ phức được in đậm trong các câu thơ sau có gì khác nhau? Phần soạn bài Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy trang 38 – 40 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.

Cấu tạo của những từ phức được in đậm trong các câu thơ sau có gì khác nhau?

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.

LÂM THỊ MỸ DẠ

     Thuyền ta chầm chậm vào

     Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im

     Lá rừng với gió ngân se sẽ

     Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.

HOÀNG TRUNG THÔNG

Gợi ý:

– Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?

– Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lập lại nhau tạo thành?

Trả lời:

– Các từ phức truyện cổ, ông cha, đời sau do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ; ông + cha).

– Từ phức thầm thì do các tiếng lặp lại âm đầu (th) tạo thành.

– Từ phức lặng im do hai tiếng có nghìn lặng + im) tạo thành.

– Ba từ phức (chầm chậm, cheo leo, se sẽ) do những tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành. Từ cheo leo, hai tiếng cheo và leo có vần eo lặp lại. Các từ chầm chậm, se sẽ lặp lại cả âm đầu và vần.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status