Giải bài 2 Trang 30 SGK Sinh học lớp 12, phần bài tập Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Đề bài 2 Trang 30 SGK Sinh học 12:
Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Thế nào là thể song nhị bội?
Lời giải câu 2 Trang 30 SGK Sinh học lớp 12:
* Phân biệt tự đa bội và dị đa bội:
– Đột biến tự đa bội là dạng đột biến làm tăng bộ NST đơn bội của một loài và lớn hơn 2n. Cơ thể sinh vật mang bộ NST bất thường như 3n, 4n, 5n, 6n, 7n, 8n….
– Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của hai loại khác nhau trong một tế bào. Loại đột biến này chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài. Nếu ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị tứ bội.
* Thể song nhị bội: Hiện tượng ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị tứ bội (còn được gọi là thể song nhị bội).
(HTTPS://BAIVIET.ORG)