Lý thuyết Phép trừ và phép chia (Trang 20 – 22 SGK toán lớp 6 – tập 1) cần nhớ:
Cho hai số tự nhiên a và b. Nếu có số tự nhiên x mà b + x = a thì ta có phép trừ a – b = x. Số a gọi là số bị trừ, số b là số trừ, số x là hiệu số.
Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0. Nếu có số tự nhiên x mà b . x = a thì ta có phép chia hết a : b = x. Số a gọi là số bị chia, số b là số chia, số x là thương.
Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0, ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r sao cho a = bq + r, trong đó 0 ≤ r < b.
Khi r ≠ 0 ta nói rằng ta có phép chia có dư với a là số bị chia, b là số chia, q là thương, r là số dư.
Số chia bao giờ cũng khác 0.
Tóm tắt kiến thức:
1. Cho hai số tự nhiên a và b. Nếu có số tự nhiên x mà b + x = a thì ta có phép trừ a – b = x. Số a gọi là số bị trừ, số b là số trừ, số x là hiệu số.
Lưu ý:
– Nếu b + x = a thì x = a – b và b = a – x.
– Nếu x = a – b thì b + x = a và b = a – x.
– Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ phải lớn hơn hay bằng số trừ.
2. Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0. Nếu có số tự nhiên x mà b . x = a thì ta có phép chia hết a : b = x. Số a gọi là số bị chia, số b là số chia, số x là thương.
Lưu ý:
– Nếu b . x = a thì x = a : b nếu b ≠ 0 và b = a : x nếu x ≠ 0.
– Nếu x = a : b thì b . x = a và nếu a ≠ 0 thì b = a : x.
3. Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0, ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r sao cho a = bq + r, trong đó 0 ≤ r < b.
Khi r ≠ 0 ta nói rằng ta có phép chia có dư với a là số bị chia, b là số chia, q là thương, r là số dư.
4. Số chia bao giờ cũng khác 0.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)