Soạn bài – Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa

Soạn bài Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa trang 10 – 11 SGK tiếng việt lớp 5 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Quang cảnh làng mạc ngày mùa

soan bai tap doc quang canh lang mac ngay mua sgk tieng viet lop 5 tap 1

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.

Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.

TÔ HOÀI

Chú thích:

– Lụi: cây cùng loại với cây cau; cao một, hai mét; lá xẻ hình quạt; thân nhỏ, thẳng và rắn, thường dùng làm gậy.

– Kéo đá: dùng trâu bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.

Hướng dẫn soạn bài – Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa

Nội dung chính: Bài đọc miêu tả lại bức tranh nông thôn trong ngày mùa bội thu. Cả làng quê vàng rực màu lúa chín, màu vàng của quả xoan, của đu đủ, của chuối chín. Bụi mía, con gà, con chó,… tất cả đều mang màu sắc trú phú, no đủ, vui tươi.

Giải câu 1 (Trang 11 SGK tiếng việt 5 tập 1)

Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?

M: lúa – vàng xuộm

Trả lời:

+ nắng – vàng hoe

+ xoan – vàng lịm

+ tàu lá chuối – vàng ối

+ bụi mía – vàng xọng

+ rơm, thóc – vàng giòn

+ lá mít – vàng ối

+ tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi

+ quả chuối – chín vàng

+ gà, chó – vàng mượt

+ mái nhà rơm – vàng mới

+ tất cả – một màu vàng trù phú, đầm ấm

Giải câu 2 (Trang 11 SGK tiếng việt 5 tập 1)

Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?

M: vàng xọng – màu vàng gợi cảm giác như có nước

Trả lời:

+ Vàng xuộm: Màu vàng đậm, lúa vàng màu xuộm là lúa đã chín.

+ Vàng hoe: Màu vàng nhạt, tươi, ánh lên, nắng vàng hoe giữa mùa đông là nắng đẹp, không gay gắt, nóng bức.

+ Vàng lịm: Màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.

+ Vàng ối: Vàng rất đậm, đều khắp trên mặt lá.

+ Vàng tươi: Màu vàng sáng.

+ Chín vàng: Màu vàng tươi đẹp tự nhiên của quả chín.

+ Vàng xọng: Màu vàng gợi cảm giác mọng nước.

+ Vàng giòn: Màu vàng của vật được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn đến có thể gãy ra.

+ Vàng mượt: Màu vàng gợi tả những con vật béo tốt, có bộ lông óng ả, mượt mà.

+ Vàng mới: Vàng và mới.

+ Vàng trù phú, đầm ấm: Màu vàng gợi sự giàu có, ấm no.

Giải câu 3 (Trang 11 SGK tiếng việt 5 tập 1)

Những chi tiết nào vế thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?

Trả lời:

Những chi tiết về thời tiết:

  • Quang cảnh: “Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nẳng, không mưa.”
  • Thời tiết của ngày mùa được miêu tả trong bài rất đẹp, thuận lợi cho vụ gặt hái. Con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. Những chi tiết về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm hoàn hảo.

Những chi tiết về con người:

  • “… không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.”
  • Những chi tiết về hoạt động của con người làm cho bức tranh làng quê ngày mùa là một bức tranh lao động tràn đầy sức sống.

Giải câu 4 (Trang 11 SGK tiếng việt 5 tập 1)

Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?

Trả lời:

Tác giả chắc chắn phải rất yêu quê hương mới viết được một bài văn tả cảnh ngày mùa trên quê hương hay như thế. Cảnh ngày mùa được tả rất đẹp thể hiện tình yêu của người viết đối với cảnh tượng đó, với quê hương.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa

Câu 1. Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?

M: lúa – vàng xuộm

Trả lời:

+ nắng – vàng hoe

+ xoan – vàng lịm

+ tàu lá chuối – vàng ối

+ bụi mía – vàng xọng

+ rơm, thóc – vàng giòn

+ lá mít – vàng ối

+ tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi

+ quả chuối – chín vàng

+ gà, chó – vàng mượt

+ mái nhà rơm – vàng mới

+ tất cả – một màu vàng trù phú, đầm ấm

Câu 2. Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?

M: vàng xọng – màu vàng gợi cảm giác như có nước

Trả lời:

– bụi mía: vàng xọng → màu vàng gợi cảm giác mọng nước.

– lúa: vàng xuộm → màu vàng đậm, lúa vàng xuộm là lúa đã chín.

– xoan: vàng lịm → màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.

– nắng: vàng hoe → màu vàng nhạt, tươi ánh lên; nắng vàng hoe giữa màu đông là nắng đẹp, không gay gắt, nóng bức.

Câu 3. Những chi tiết nào vế thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?

Trả lời:

Những chi tiết về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động:

– Những chi tiết về thời tiết là:

  • Quang cảnh đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm.
  • Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao như lúc sắp bước vào mùa đông.
  • Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ.
  • Ngày không nắng, không mưa.

– Những chi tiết về con người là:

  • Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã.
  • Cứ buông bát đũa lại đi ngay.
  • Cứ trở dậy là ra đồng ngay.

Câu 4. Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?

Trả lời:

Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương: Tình yêu quê hương tha thiết với khung cảnh, làng mạc. Một tình yêu quê hướng sâu sắc được cảm nhận qua những hình ảnh hết sức quen thuộc và gần gũi với quê hương.

BAIVIET.COM

DMCA.com Protection Status