Soạn bài – Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép

Soạn bài Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép trang 82 – 84 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép

I. Nhận xét

Giải câu 1 – Nhận xét (Trang 82 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép:

Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”, ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Theo TRƯỜNG CHINH

Trả lời:

Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép trên đây là lời của Bác Hồ.

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật.

Đó có thể là:

– Một từ hay cụm từ: “người lính vâng lệnh quốc dân ra trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”.

– Một câu, một đoạn: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Giải câu 2 – Nhận xét (Trang 83 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Trong đoạn văn trên, khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?

Trả lời:

Trong đoạn văn trên, dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi dẫn lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.

Giải câu 3 – Nhận xét (Trang 83 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Trong khổ thơ sau, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?

Có bạn tắc kè hoa

Xây “lầu” trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra.

Trả lời:

Trong khổ thơ trên từ “lầu” được tác giả sử dụng để chỉ cái tổ nhỏ của con tắc kè trên cây. Gọi cái tổ nhỏ của tác kè là “lầu”, tác giả nhằm đề cao giá trị của cái tổ ấy. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để đánh dấu từ “lầu” được dùng với ý nghĩa đặc biệt như vừa nói.

II. Ghi nhớ

1. Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc một người nào đó.

Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm.

2. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 83 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”

Theo PI-VÔ-NA-RÔ-VA

Trả lời:

Câu nói trực tiếp là:

a) “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

b) “Em luôn luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 83 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 xuống dòng, sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

Trả lời:

Không thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 xuống dòng sau dấu gạch ngang đầu dòng. Bởi vì đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh không phải dạng đối thoại trực tiếp.

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 83 – 84 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong các câu sau?

a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu:

– Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là đoản thọ và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

soan bai luyen tu va cau dau ngoac kep sgk tieng viet lop 4 tap 1

TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM

Trả lời:

Đặt dấu ngoặc kép:

a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.

b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là “đào trường thọ” thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh. Quỳnh bèn tâu:

– Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là “đoản thọ” và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép

I. NHẬN XÉT

Câu 1. Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép: 

Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”, ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Theo TRƯỜNG CHINH

Trả lời:

Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ.

Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Lời nói đó có thể là một từ hay cụm từ như “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân” hay trọn vẹn một câu: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành’’ hoặc cũng có thể là một đoạn văn.

Câu 2. Trong đoạn văn trên, khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?

Trả lời:

– Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.

Ví dụ:

Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” .

– Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi dẫn lời trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ.

Ví dụ:

Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Câu 3. Trong khổ thơ sau, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?

Có bạn tắc kè hoa

Xây “lầu” trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra.

Trả lời:

Tác giả gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ lầu để đề cao giá trị của cái tổ đó. Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

II. GHI NHỚ

  1. Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc một người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm.
  2. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

III. Soạn phần Luyện tập bài Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép (trang 83 – 84 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1)

Bài 1. Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”

Theo PI-VÔ-NA-RÔ-VA

Trả lời:

Đó là những lời:

– “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

– “Em luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa chén bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”.

Bài 2. Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 xuống dòng, sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

Trả lời:

Những lời đó không thể xuống dòng sau dấu gạch ngang được. Vì nó chỉ là trích lời của người khác hoặc lời của chính mình trước đây được kể lại. Chúng không phải là những lời đối thoại trực tiếp của các nhân vật.

Bài 3. Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong các câu sau?

a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu:

– Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là đoản thọ và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM

Trả lời:

Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ sau:

a) Từ “vôi vữa”

b) Từ “trường thọ”, “đoản thọ”.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status