Giải câu hỏi 8 – Phương pháp ôn tập (Trang 215 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Ôn tập phần văn học trang 213 – 215 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.
Đề bài:
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (so sánh với hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu).
Trả lời:
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
* Vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa của người lính Tây Tiến:
– Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ
– Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.
– Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật.
– Tinh thần lạc quan, yêu đời thể hiện qua cách nói táo bạo “súng ngửi trời”, “không mọc tóc”…
* Sự hào hùng gắn liền với bi tráng: Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.
* Nghệ thuật
– Cảm hứng lãng mạn trên nền hiện thực của chiến tranh gian khổ.
– Chất liệu lấy từ hiện thực chiến đấu của người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
– Khai thác thủ pháp đối lập nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về thiên nhiên, con người miền Tây và lính Tây Tiến.
* So sánh với bài Đồng chí (Chính Hữu)
– Cảnh và người được được thể hiện trong cảm hứng hiện thực.
– Tác giả tập trung tô đậm cái bình thường, cái có thật của cuộc sống: hình ảnh người nông dân cày lam lũ, sức mạnh của tinh thần đồng đội kề vai sát cánh bên nhau (Súng bên súng đầu sát bên đầu / Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ)
(HTTPS://BAIVIET.ORG)