Giải câu 4 – Gợi ý đề bài (trang 134 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Giải câu hỏi 4 – Gợi ý đề bài (Trang 134 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học trang 132 -135 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.

Đề bài:

a) Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất Nước (trong trường ca Mở đường khát lọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

b) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mở trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Trả Lời:

a) Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất Nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

* Giống nhau:

– Cả hai bài thơ viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, về truyền thống lịch sử của dân tộc.

– Hai bài thơ đều đem đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc và trọn vẹn trong quan niệm về đất nước.

* Khác nhau

– Nội dung:

+ Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước với đặc điểm: đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.

+ Nguyễn Khoa Điềm lại đưa ra quan niệm mới mẻ về đất nước: “đất nước này là đất nước của nhân dân”

Nghệ thuật:

+ Đất nước của Nguyễn Đình Thi mang màu sắc hiện đại được dựng lên bằng cảm hứng khái quát, mang chất sử thi với giọng điệu trầm hùng, sâu lắng, hình ảnh hàm súc…

+ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm lại đậm đà màu sắc dân gian được hiện lên trên nhiều bình diện của văn hóa dân gian như lịch sử, địa lí, phong tục,.. giọng điệu giàu chất trữ tình, mang đậm tính triết lí, suy tư.

b) Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

* Khái quát: Đoạn thơ nói về nỗi nhớ của tác giả về đoàn binh Tây Tiến, qua đó hình tượng về người lính Tây Tiến được khắc chạm sinh động, đậm màu bi tráng.

– Hai câu đầu: nét độc đáo về ngoại hình:

Không mọc tóc >< dữ oai hùm

→ Gian khổ, thiếu thốn >< đầy kiêu hùng.

– Câu 3- 4: Tâm hồn giàu mộng mơ

+ Giấc mộng của người lính Tây Tiến: “Mắt trừng.. giới” → giấc mộng lập chiến công.

+ Giấc mơ ngọt ngào của người lính: “Đêm mơ Hà Nội…”

– Câu 5 – 6: Lí tưởng chiến đấu cao đẹp

Mồ viễn xứ ><chẳng tiếc đời xanh

→ Ghê rợn, lạnh lẽo >< hy sinh quên mình, lí tưởng cao cả.

=> Hai câu thơ toát lên khí phách của người anh hùng.

– Hai câu cuối: cảnh tiễn biệt mỗi khi có người lính hi sinh

+ Sự hi sinh của người lính được sang trọng hóa: áo bào thay cho manh chiếu. Sự hi sinh của họ mang hơi hướng chủ nghĩa anh hùng cổ điển.

+ Cách nói giảm “anh về đất” về đất là về với đất mẹ, quê hương, với cõi vĩnh hằng. Sự hi sinh vì lí tưởng đẹp đẽ đã khiến họ trở thành bất tử.

+ Tiếng gầm của sông Mã như một khúc độc hành hùng tráng của đất trời, sông núi trong giờ phút vĩnh quyết người lính Tây Tiến. Quang Dũng đã nâng cái chết của họ lên tầm vóc sử thi, hoành tráng.

* Nhận xét

– Nội dung:

+ Hình tượng người lính hiện lên sinh động, mang màu sắc bi tráng nhưng cũng rất lãng mạn, hào hùng.

+ Tình cảm yêu thương trân trọng và thành kính của Quang Dũng đối với đồng đội.

– Nghệ thuật

+ Chất liệu lấy từ hiện thực chiến đấu của người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Cách tạo từ độc đáo, sử dụng nhiều từ Hán Việt.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status