Soạn bài – Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học trang 91 – 93 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Giải câu 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý (Tham khảo SGK)

Giải câu 2 (trang 86 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Từ các đề bài và kết quả thảo luận, anh (chị) hãy cho biết đối tượng và nội dung của bài nghi luận về một ý kiến bàn về văn học.

Trả lời:

– Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, về tác phẩm văn học….

– Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

– Cách làm dạng bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học:

a) Mở bài: 

  • Dẫn dắt vấn đề.
  • Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
  • Giới hạn phạm vi tư liệu.

b) Thân bài:

– Giải thích, làm rõ vấn đề:

  • Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc. Nhiệm vụ của người làm bài là phải tường minh, cụ thể hóa những vấn đề ấy để từ đó triển khai bài viết.
  • Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?

– Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau:

  • Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
  • Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
  • Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?

– Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.

c) Kết bài:

  • Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
  • Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.

Soạn phần luyện tập bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Giải câu 1 – Luyện tập (trang 93 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Trả lời:

a) Mở bài

– Nêu ý kiến của Thạch Lam về văn chương.

– Trình bày cảm nhận chung của mình về ý kiến ấy.

b) Thân bài

* Giải thích:

– Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là: Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có khả năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả. Nó không bị sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm.

– Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn. Nghĩa là:

+ Văn chương vạch trần, phê phán những tệ lậu, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ thay thế nó.

+ Đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.

* Bình luận:

– Thạch Lam tự hào về vũ khí của mình:

+ Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực.

+ Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn chương.

+ Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống.

– Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ:

+ Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương.

+ Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đã phá và xây dựng tâm hồn).

+ Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người.

c) Kết bài

– Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.

– Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy.

Giải câu 2 – Luyện tập (trang 93 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công cửa thơ anh.”  (Tuyển tập Hoài Thanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)

Hãy bày tỏ ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên.

Trả lời:

a) Mở bài

– Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh (trích nguyên văn, nêu xuất xứ).

– Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.

b) Thân bài

– Có nhiều nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu (năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…). Nhưng “thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính” đưa đến sự thành công của thơ ông.

– Chứng minh: có toàn tâm, toàn ý với cách mạng mới luôn luôn suy nghĩ, trăn trở, lo toan với đau khổ và sướng vui trên những chẳng đường lịch sử của đất nước. Tâm tư, tình cảm chân thành, sâu sắc ấy của nhà cách mạng Tố Hữu chính là chất liệu của thơ trữ tình – chính trị của ông, giữa con người nhà thơ có sự thống nhất hài hòa.

Ví dụ: Phân tích những câu thơ, đoạn thơ để chứng minh cho sự thành công của thơ Tố Hữu. Có thể lấy dẫn chứng trong Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, …

– Do nhu cầu tinh thần của con người hết sức phong phú, đa dạng nên cùng với thơ trữ tình chính trị còn có những loại thơ khác (thơ tình yêu, thơ thế sự, thơ điền viên…) với những nguyên nhân thành công khác cũng rất cần cho đời sống tinh thần của con người.

c) Kết bài

Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận sáng tác thơ ca. Do đó, có thể gợi ý cho những người nghiên cứu và sáng tác thơ.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Câu 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý (SGK)

Câu 2. Từ các đề bài và kết quả thảo luận, anh (chị) hãy cho biết đối tượng và nội dung của bài nghi luận về một ý kiến bàn về văn học.

– Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là một hình thức của bài nghị luận văn học mà nội dung là bình luận, phân tích một ý kiến đối với văn học.

– Người viết phải biêt cách giải thích đúng đắn nội dung một ý kiến đối với văn học, biết nhận định, đánh giá ý kiến ấy.

– Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, về tác phẩm văn học….

– Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

Đề 1. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyển tập, NXB Giáo dục, 2001)

Bước 1: Tìm hiểu đề

Để thực hiện các bước tìm hiểu đề và lập dàn ý, học sinh thực hiện các yêu cầu của SGK. Cụ thể:

a) Anh (chị) hãy làm rõ nghĩa các từ, cụm từ: phong phú, đa dạng, chủ lưu, quán thông kim cổ.

– Giải nghĩa các từ:

+ Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau.

+ Chủ lưu: dòng chính, bộ phận chính.

+ Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.

b) Đề nêu nội dung gì cần bình luận? Cần tham khảo những bài học nào trong chương trình Ngữ văn THPT?

– Yêu cầu của đề: bình luận ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai cho rằng xưa đến nay cái phong phú đa dạng của văn học Việt Nam, dòng văn yêu nước là một chủ lưu.

Cần tham khảo các bài: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ XX, Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Tuyên ngôn độc lập…

c) Chứng minh rằng văn học Việt Nam rất phong phú đa dạng.

– Văn học Việt Nam rất phong phú đa dạng. Có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại, đề tài phong phú khác nhau (HS lấy dẫn chứng)

d) Chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước, anh chị thấy xét trên có đúng không? Chứng minh?

– Chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước.

– Chứng minh.

– Quá trình dựng nước và giữ nước tạo nguồn cảm hứng cho sáng tác các nhà văn, nhà thơ.

– Giai đoạn lịch sử nào của dân tộc cũng có những tác phẩm lớn, giá về đề tài yêu nước (HS lấy dẫn chứng).

e) Văn học yêu nước Việt Nam “quán thông kim cổ”. Hãy chứng minh?

– Văn học Việt Nam với nội dung yêu nước có thể nói là dã quán thố kim cổ. Chứng minh:

+ Văn học trung đại: văn học yêu nước thể hiện ở chiến đấu chống ngoại xâm (Tống, Nguyên, Mông, Minh, Thanh). Nêu các tác phẩm lớn ở các giai đoan này: Nam quốc sơn hà (chống Tống); Hịch tướng sĩ (chống Nguyên Mông); Bình Ngô đại cáo (Chống Minh); Hoàng Lễ nhất thống chí (Chống Thanh).

+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ chủ lưu ấy càng phát huy mạnh mẽ vị trí, vai trò của nó. HS có thể dẫn ra hàng loạt tác giả tác phẩm tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến này.

g) Nhận định của anh (chị) về ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai (SGK)?

– Nhận định của Đặng Thai Mai giúp chúng ta nhớ đến hoàn cảnh nước và đặc biệt hiểu hơn đặc điểm văn học của dân tộc mình.

Bước 2: Lập dàn ý

a) Mở bài:

– Giới thiệu ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai.

– Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.

b) Thân bài:

– Cuộc sống Việt Nam phong phú, đa dạng, thơ văn Việt Nam đã phản ánh cuộc sống phong phú đa dạng đó.

– Để tồn tại bên cạnh các thế lực quân sự hùng mạnh, nhiều tham vọng như: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… dân tộc Việt Nam phải luôn chú tâm phòng bị và chiến đấu kiên cường để giữ nền độc lập của mình. Sau cùng, dân tộc Việt Nam lại phải liên tục chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ… Do điều kiện đặc biệt ấy, chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước. Đặc điểm đó xuyên suốt từ xưa đến nay (“Quán thông kim cổ”).

– Cần chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong văn học để chứng minh điều đó.

+ Nam quốc sơn hà, Bình ngô đại cáo…

+ Tuyên ngôn độc lập, thơ của Tố Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Chế Lan Viên…

c) Kết bài:

– Trên thế giới, mỗi dân tộc có số phận riêng, hoàn cảnh riêng. Là người Việt Nam ta cần nhớ đến hoàn cảnh của đất nước và đặc điểm văn học của dân tộc mình, đó cũng là nhớ đến công lao, tâm huyết của cha ông.

– Ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai giúp chúng ta khắc sâu những điều đó.

Đề 2: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài.” (Dẫn theo Lâm Ngữ Đường, Sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Tao đàn, Sài Gòn, 1965) Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

Bước 1: Tìm hiểu đề

Học sinh tham khảo đề 1 ở trên và hướng dẫn của SGK để thực hiện các bước tìm hiểu đề.

Bước 2: Lập dàn ý.

Học sinh tham khảo dàn ý sau đây:

a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề bàn về đọc sách và vai trò của sách trong đời sống.

– Sách mở rộng cho chúng ta những chân trời mới, giúp chúng ta khám phá đến những miền đất mới, cung cấp cho chúng ta một kho tàng kiến thức phong phú về đời sống

– Đọc sách, tiếp nhận những giá trị của sách, đặc biệt là những tác phẩm văn học luôn gắn liền với những điều kiện và năng lực chủ quan của người đọc. Nhận xét về điều này, người xưa cho rằng: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua các kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài” (dẫn theo Lâm Ngữ Đường).

b) Thân bài:

– Giải thích câu nói trên: Người xưa đã dùng hình ảnh so sánh việc đọc sách với việc thưởng trăng. Mỗi lứa tuổi đọc sách sẽ lĩnh hội được những tri thức nhất định, đồng thời ở mỗi lứa tuổi có một cách đọc sách khác nhau để thu nhập tri thức..

– Bàn luận thêm và chứng minh tính đúng đắn của ý kiến trên:

  • Đọc sách tuỳ thuộc vào tầm lĩnh hội của mỗi người.
  • Tầm lĩnh hội đó được hình thành từ những yếu tố: Vốn sống, kinh nghiệm từ cuộc sống, những hiểu biết được tích luỹ từ tuổi tác sẽ giúp ích cho con người có khả năng đó nhận những tri thức ở trong sách.
  • Thêm vào đó, vốn văn hoá rộng lớn cũng là yếu tố giúp người đọc có được sự am hiểu nhất định để có thể dễ dàng đón nhận những tri thức văn hoá từ sách.

– Như vậy, muốn có kết quả tốt trong việc đọc sách, cần trang bị cho mình những hiểu biết về mọi mặt. Kinh nghiệm, vốn sống, hiểu biết phong phú về nhiều mặt sẽ giúp con người tiếp nhận tốt hơn, cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống mà sách mang lại.

c) Kết bài:

Việc đọc sách cũng giống như việc thưởng trăng, cần có thái độ ung dung từ tốn, cần suy ngẫm, chắt lọc, không vội vàng, cẩu thả.

Soạn phần Luyện tập bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (trang 93 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Bài 1. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Trả lời:

1. Mở bài

  • Nêu ý kiến của Thạch Lam về văn chương.
  • Trình bày cảm nhận chung của mình về ý kiến ấy.

2. Thân bài

a) Giải thích:

  • Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là: Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có khả năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả. Nó không bị sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm.
  • Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác. Nghĩa là: văn chương vạch trần, phê phán những tệ lậu, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ thay thế nó.
  • “làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” : Văn chương đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.

b) Bình luận:

  • Thể hiện một thái độ lựa chọn dứt khoát, tiến bộ, tích cực. Ngầm đối thoại với xu hướng văn học thoát li. Thể hiện một quan niệm gần gũi với quan niệm của các nhà văn hiện thực phê phán về văn học. Rất hiểu vai trò trách nhiệm của nhà văn cũng như sự mê hoặc, quyến rũ của văn chương.
  • Rất tự hào về vũ khí của mình. Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn học. Một nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực tế. Thấy được cách tác động đặc thù của văn học vào cuộc sống,
  • Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ. Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn học. Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ. Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo tâm hồn mình từ con người, nói chung là niềm tin vào một tương lai sáng sủa hơn.

3. Kết bài

  • Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.
  • Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy.

Bài 2. Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công cửa thơ anh.” (Tuyển tập Hoài Thanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)

Hãy bày tỏ ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên.

Trả lời:

1. Mở bài

  • Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh (trích nguyên văn, nêu xuất xứ).
  • Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.

2. Thân bài

a) Giải thích:

Có nhiều nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu (năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…). Nhưng “thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính” đưa đến sự thành công của thơ ông.

b) Chứng minh:

  • Thơ Tố Hữu thể hiện thành công những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, thể hiện nhiệt tình cách mạng.
  • Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng của dân tộc.
  • Thơ Tố Hữu rất đậm đà tính dân tộc.
  • Thơ Tố Hữu là tấm gương trong sáng phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu hi sinh vì tương lai dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người
  • Ví dụ: Phân tích những câu thơ, đoạn thơ để chứng minh cho sự thành công của thơ Tố Hữu. Có thể lấy dẫn chứng trong Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng,…
  • Do nhu cầu tinh thần của con người hết sức phong phú, đa dạng nên cùng với thơ trữ tình chính trị còn có những loại thơ khác (thơ tình yêu, thơ thế sự, thơ điền viên…) với những nguyên nhân thành công khác cũng rất cần cho đời sống tinh thần của con người.

3. Kết bài

  • Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận sáng tác thơ ca.
  • Khẳng định sự thành công trong sự nghiệp sáng tác của ông.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status