Giải câu 5 – Bài tập vận dụng (Trang 102 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Giải câu hỏi 5 – Bài tập vận dụng (Trang 102 SGK ngữ văn 10 tập 1) – Phần soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam trang 100 – 103 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đề bài:

a) Điền tiếp vào sau các từ mở đầu Thên em như… và Chiều chiều… để thành những bài ca dao trọn ven (ngoài các bài ca dao đã học):

– Thân em như /…/ – Chiều chiều /…/
– Thân em như /…/ – Chiều chiều /…/
– Thân em như /…/ – Chiều chiều /…/

Mở đầu các bài ca dao theo cách lặp lại như vậy có tác dụng gì đối với người nghe (đọc)?

b) Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu (giải thích lí do và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng).

c) Tìm thêm một số câu ca dao nói về:

– Chiếc khăn, chiếc áo
– Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu
– Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn.

d) Tìm thêm một số câu ca dao hài hước mạng lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống

Trả lời:

– Thân em như­ cái bàn cờ

Hễ đánh lại xóa bao giờ cho xong.

– Thân em nh­ư miếng cau khô

Ng­ười thanh tham mỏng, ngư­ời thô tham dày.

– Thân em như­ thể cây thông

Mùa hè t­ươi tốt mùa đông rậm rà.

– Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

– Chiều chiều ra đứng bờ sông

Muốn về quê mẹ mà không có đò.

– Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ ng­ười yếm trắng dải điều thắt lư­ng.

Cách mở đầu những bài ca dao bằng mô thức lặp nh­ư thế này có tác dụng rất nhiều trong việc tạo ấn tư­ợng thẩm mĩ và xúc cảm cho người đọc. Mô típ “thân em nh­ư…” thư­ờng gợi ra thân phận chua xót, ngậm ngùi. Còn mô típ “chiều chiều…” gợi đến một khoảng thời gian của nỗi nhớ.

b) Các hình ảnh so sánh trong các bài ca dao đã học: Tấm lụa đào, củ ấu gai, chiếc khăn, ngọn đèn,…

Những hình ảnh này đều là những hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Nó đã đư­ợc tác giả dân gian chọn lọc và nâng lên thành những hình ảnh nghệ thuật. Những hình ảnh này tùy vào văn bản cụ thể sẽ có lớp nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung đều mang ý nghĩa biểu tượng chỉ thân phận người phụ nữ có số phận bất hạnh.

c) Một số bài ca dao có:

– Chiếc khăn, chiếc áo :

– Chồng em áo rách em th­ương

Chồng ng­ười áo gấm xông hư­ơng mặc ng­ười.

– Thôi thôi buông áo em ra

Để em đi bán kẻo hoa em tàn.

– Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu:

– Nhớ ai hết đứng lại ngồi

Ngày đêm tơ t­ưởng một người tình nhân.

– Nhớ chàng lắm lắm chàng ơi

Nhớ chỗ chàng đứng, nhớ nơi chàng nằm

Vắng chàng em vẫn hỏi thăm

Nào em đã bỏ mấy năm mà hờn!

– Nhớ ai con mắt lim dim

Chân đi thất thểu như­ chim tha mồi.

– Biểu tư­ợng cây đa, bến n­ước, con thuyền:

– Cây đa cũ, bến đò x­a

Bộ hành có nghĩa, nắng m­ưa cũng chờ.

– Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ con đò khác đ­a.

– Thuyền em đậu bến Phú An

Mau đi em đợi, mau sang em chờ.

d) Một số câu ca dao hài hư­ớc có tính chất giải trí, mua vui :

– Ai làm chùa ngã xuống sông

Phật nổi lổm ngổm, chuông đồng chìm theo.

– Cái bống đi chợ Cầu Canh

Cái tôm đi tr­ước củ hành đi sau

Con cua lạch tạch theo hầu

Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua.

– Ngồi buồn đốt một đống rơm

Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào

Khói lên đến tận Thiên Tào,

Ngọc Hoàng phán hỏi, thằng nào đốt rơm?

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status