Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 180 – 183 SGK ngữ văn lớp 11 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
I. Mục Đích, Tầm Quan Trọng Của Phỏng Vấn Và Trả Lời Phỏng Vấn
Giải câu 1 – Mục Đích, Tầm Quan Trọng Của Phỏng Vấn Và Trả Lời Phỏng Vấn (Trang 180 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Kể lại một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp trong đời sống (khi xem truyền hình, nghe đài phát thanh, khi đọc sách báo, khi xin việc làm, đăng kí du học,…).
Trên cơ sở đó, cho biết: Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để làm gì? (Để chuyện trò, để biết rõ hơn về một người nổi tiếng, để biết quan điểm của người được hỏi về một chủ đề có ý nghĩa xã hội, đang được dư luận quan tâm; hay còn nhằm mục đích nào nữa?)
Trả lời:
Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nhằm mục đích là để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa.
Giải câu 2 – Mục Đích, Tầm Quan Trọng Của Phỏng Vấn Và Trả Lời Phỏng Vấn (Trang 180 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Một xã hội thực sự dân chủ, văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn. Nói như thế đúng hay không đúng? Vì sao?
Trả lời:
Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, và vì thế, nó là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong một xã hội văn minh.
II. Những Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Hoạt Động Phỏng Vấn
1. Chuẩn bị phỏng vấn
Giải câu 1 – Những Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Hoạt Động Phỏng Vấn (Trang 180 SGK ngữ văn 11 tập 1)
a) Nhiều người vẫn nghĩ rằng, có thể tiến hành ngay một cuộc phỏng vấn khi đã xác định rõ chủ đề phỏng vấn (phỏng vấn về điều gì), mục đích phỏng vấn (phỏng vấn để làm gì) và đối tượng phỏng vấn (phỏng vấn ai, một hay nhiều người).
Nhưng trong khâu chuẩn bị phỏng vấn, nếu chỉ xác định được sẽ hỏi cái gì, để làm gì và hói ai thì đã đủ chưa? Vì sao có thể coi là đã (hoặc chưa) đủ?
b) Ai cũng biết, đã phỏng vấn thì phải nêu câu hỏi. Song phải hỏi thế nào để đạt được mục đích phỏng vấn? Để hiểu rõ điều này, anh (chị) hãy:
– Xác định mục đích của những câu phỏng vấn mà những người tuyển dụng thường nêu ra cho các ứng viên như:
+ Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không?
+ Vì sao bạn muốn nhận công diệc này? (hoặc: Vì sao bạn muốn làm diệc ở công ti chúng tôi?)
+ Bạn biết gì về công ti chúng tôi?
+ Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ti?
+ Bạn nghĩ gì về vị trí công tác mà bạn sẽ nhận?
+ Bạn có tin vào sở trường của mình không?
(Theo Tuổi trẻ Online, ngày 30 – 11 – 2006)
– Cho biết, để thu thập được nhiều thông tin cần thiết, người phỏng vấn nên chọn câu nào trong hai câu hỏi sau:
A – Trong tình hình giao thông như hiện nay, chị thấy đi lại ngoài đường có an toàn không?
B – Đi lại ngoài đường trong tình hình giao thông như hiện nay, chị có cảm giác thế nào?
Trả lời:
a) Trong khâu chuẩn bị phỏng vấn, nếu chỉ xác định được sẽ hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai thì chưa đủ bởi còn thiếu một khâu rất quan trọng đó là phương tiện phỏng vấn (máy quay phim, máy ghi âm, giấy bút, sổ ghi chép…)
b)
– Trong phỏng vấn, câu hỏi là vô cùng quan trọng. Để đạt được mục đích phỏng vấn, câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Ngắn gọn, rõ ràng.
+ Phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn.
+ Làm rõ chủ đề.
+ Liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
– Chọn câu B, bởi trong hoạt động phỏng vấn, cần tránh hỏi những câu hỏi mà người trả lời chỉ cần đáp ngắn gọn, không giải thích thêm.
2. Tiến hành phỏng vấn
Giải câu 2 – Những Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Hoạt Động Phỏng Vấn (Trang 181 SGK ngữ văn 11 tập 1)
a) Khi phỏng vấn, có phải bao giờ người phỏng vấn cũng chỉ sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn không? Tại sao?
b) Trong quá trình phỏng vấn, ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe, người phỏng vấn cần có thái độ thế nào?
c) Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn cần nhớ làm việc gì để bày tỏ sự trân trọng đối với người trả lời phỏng vấn?
Trả lời:
a) Khi phỏng vấn, không phải bao giờ người phỏng vấn cũng chỉ sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Bởi trong quá trình lắng nghe lời đáp của người được phỏng vấn để đưa ra những câu hỏi phù hợp làm cho câu chuyện thêm sinh động, dẫn dắt câu chuyện phù hợp với nội dung mà mình muốn hướng đến.
b) Trong quá trình phỏng vấn, ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe, người phỏng vấn cần phải tạo không khí cởi mở, tôn trọng ý kiến của người phỏng vấn.
c) Kết thúc buổi phỏng vấn, người phỏng vấn cần nhớ cám ơn người trả lời phỏng vấn vì đã dành thời gian cho buổi nói chuyện.
3. Biên tập sau khi phỏng vấn
Giải câu 3 – Những Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Hoạt Động Phỏng Vấn (Trang 181 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Buổi phỏng vấn có thể được phát trực tiếp trên truyền hình hay trên sóng phát thanh, nhưng cũng có thể chỉ được công bố sau khi đã biên tập. Theo anh (chị) khi biên tập, người phỏng vấn có được phép:
a) Sửa lại lời nói của người trả lời phỏng vấn cho hay hơn và đúng ý của mình hơn không? Vì sao?
b) Ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn không hay chỉ được ghi lời nói của họ? Vì sao?
Trả lời:
a) Người phỏng vấn không được tự ý sửa chữa những câu trả lời phỏng vấn. Bởi kết quả phỏng vấn phải được ghi lại một cách trung thực.
b) Nếu là buổi phỏng vấn trực tiếp thì chúng ta ghi lại được nét mặt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn.
III. Những Yêu Cầu Đối Với Người Trả Lời Phỏng Vấn
Giải câu 1 – Những Yêu Cầu Đối Với Người Trả Lời Phỏng Vấn (Trang 181 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Người trả lời phỏng vấn phải nêu thật trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về điều được hỏi với thái độ thẳng thắn, chân thành.
Nhưng còn yêu cầu nào mà người trả lời phỏng vấn cần cố gắng để đạt tới nữa không? Hãy trả lời câu hỏi đó sau khi xét ví dụ dưới đây:
Khi được các nhà báo nước ngoài đề nghị cho biết về tình hình chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ Tịch Hồ Ghì Minh đáp:
“Đây là Điện Biên Phủ, – Người nói và lật ngược chiếc mũ cát trên bàn, – đây là núi, – Người dùng những ngón tay mảnh dẻ, rắn rỏi đưa theo vành mũ. – Chúng tôi đang ở đây. Còn phía dưới, – tay Người đặt xuống đáy mũ, – là thung lũng Điện Biên Phủ. Quân Pháp ở đây. Chúng không thể thoát ra khỏi đây được. Có thể chúng sẽ còn ở đấy lâu, nhưng dứt khoát không thế thoát ra được.”
(E. Cô–bê–lép, Đồng chí Hồ Chí Minh, bản dịch tiếng Việt của NXB Tiến bộ và NXB Thanh niên, 1985)
Trả lời:
Người được trả lời phỏng vấn không chỉ cần trả lời đúng vào điều được hỏi, bằng những ý kiến trung thực, rõ ràng mà câu trả lời còn cần được trình bày sao cho hấp dẫn.
Câu trả lời của Bác hay bởi vì nội dung trả lời rõ ràng, thú vị, thông minh nhưng rất dễ hiểu.
Luyện Tập
Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 182 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Hãy theo dõi một buổi phỏng vấn trên truyền hình (hoặc đài phát thanh, báo chí) và nhận xét xem:
a) Về phía người phỏng vấn:
– Phóng viên (hay người dẫn chương trình) có chuẩn bị kĩ không?
– Câu hỏi có hợp lí, có nhiều khả năng khai thác thông tin không?
– Cách dẫn dắt có tự nhiên, khéo léo không; cách giao tiếp có thân tình, nhã nhặn không?
b) Về phía người trả lời phỏng vấn:
– Người trả lời phỏng vấn có thẳng thắn, trung thực không?
– Câu trả lời có phù hợp với câu hỏi và có rõ ràng, thú vị không?
– Thái độ giao tiếp có thiện chí, chân thành và lịch thiệp không?
Trả lời:
Cần quan sát hoặc đọc kĩ nội dung cuộc phỏng vấn để đưa ra nhận xét chính xác nhất.
Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 182 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Giả sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi:
Bạn có thể nói cho tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không?
Anh (chị) sẽ trả lời thế nào để ai cũng phải thừa nhận mình trung thực; nhưng không vì thế mà gây trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm?
Trả lời:
Phải trả lời thành thật khi chỉ ra điểm yếu của bản thân, là chỉ ra cả những cách để biến điểm yếu đó thành điểm mạnh của mình để câu trả lời sinh động, hấp dẫn và thu hút hơn. Ví dụ:
– Thường ngủ dậy muộn
– Ngại làm những công việc nặng nhọc
– Rất hay tin người
Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 182 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Để thu thập dư luận của các bạn trong lớp về thị hiếu thưởng thức ca nhạc (hoặc xem phim, chụp ảnh, đọc thơ, truyện,…), anh (chị) hãy:
– Trong vai người phỏng vấn, dự kiến những câu hỏi đúng mục đích, có thể lấy được nhiều ý kiến thú vị của các bạn.
– Sau đó, trong vai người trả lời phỏng vấn, tìm cách trả lời các câu hỏi trên sao cho vừa chân thực vừa dí dỏm, thông minh.
Trả lời:
Thảo luận trên lớp:
– Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề về đọc sách, xem phim, thưởng thức văn nghệ… trong đó chu ý không nên sa vào các chi tiết vụn vặt. Mở đầu bản câu hỏi phải có lời chào và kết thúc phải có lời cảm ơn, các câu hỏi đi từ dễ đến khó.
– Việc trả lời các câu hỏi cũng cần tính chất đầy đủ và dí dỏm, phù hợp với sự cảm thụ của lứa tuổi với vấn đề được hỏi.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Khái niệm: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là cuộc hỏi, đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm
I. Mục Đích, Tầm Quan Trọng Của Phỏng Vấn Và Trả Lời Phỏng Vấn
Giải câu 1 – Mục Đích, Tầm Quan Trọng Của Phỏng Vấn Và Trả Lời Phỏng Vấn (Trang 180 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Kể lại một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp trong đời sống (khi xem truyền hình, nghe đài phát thanh, khi đọc sách báo, khi xin việc làm, đăng kí du học,…).
Trên cơ sở đó, cho biết: Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để làm gì? (Để chuyện trò, để biết rõ hơn về một người nổi tiếng, để biết quan điểm của người được hỏi về một chủ đề có ý nghĩa xã hội, đang được dư luận quan tâm; hay còn nhằm mục đích nào nữa?)
Trả lời:
+ Để chuyện trò, để biết rõ hơn về một người nổi tiếng.
+ Để biết quan điểm của người được hỏi về một chủ đề có ý nghĩa xã hội, đang được dư luận quan tâm.
+ Để thấy tầm quan trọng , ý nghĩa xã hội của vấn đề đang được phỏng vấn .
+ Để tạo lập các quan hệ xã hội .
+ Để chọn người phù hợp với công việc …
Giải câu 2 – Mục Đích, Tầm Quan Trọng Của Phỏng Vấn Và Trả Lời Phỏng Vấn (Trang 180 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Một xã hội thực sự dân chủ, văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn. Nói như thế đúng hay không đúng? Vì sao?
Trả lời:
Đúng. Vì tôn trọng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng vì thế là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh.
II. Những Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Hoạt Động Phỏng Vấn
1. Chuẩn bị phỏng vấn
a) Trước khi phỏng vấn, cần xác định rõ tất cả các yếu tố: nội dung, mục đích, đối tượng, phương pháp phỏng vấn. Ngoài ra còn chuẩn bị, xem xét lên kế hoạch để lựa chọn, sắp xếp thời gian, địa điểm phỏng vấn. Vì chúng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phỏng vấn…
b)
– Mục đích của cuộc phỏng vấn là: đánh giá trình đội kiến thức, kĩ năng, thái độ của người xin việc.
– Chủ đề của cuộc phỏng vấn là những câu hỏi về cá nhân (trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, tính cách bản thân), nhận thức đối với công ty, đối vớivị trí ứng tuyển, những công việc cần phải làm trong công ty khi vào vị trí đó, về khả năng cống hiến cho công ty,…
c) Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn câu hỏi B, vì người trả lời phỏng vấn buộc phải trình bày đầy đủ
– Để có thể thu thập được nhiều nhất những thông tin mong muốn
+ Ta cần tránh những câu hỏi mà người trả lời chỉ cần đáp có – không; đúng – sai.
+ Ta nên đặt câu hỏi hay và khai thác được nhiều thông tin từ người được phỏng vấn.
2. Tiến hành phỏng vấn
a) Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ứng đối”. Nhằm:
– Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc. Tăng sự tương tác giữa 2 bên.
– Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu “lạc đề” hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.
– Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn và để có thể khai thác thêm được những thông tin cần thiết.
b) Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.
c) Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.
3. Biên tập sau khi phỏng vấn
a) Kết quả phỏng vấn phải được trình bày trung thực. Người phỏng vấn có thể sửa lại câu trả lời cho ngắn gọn nhưng không thay đổi ý của người được phỏng vấn.
b) Nếu có điều kiện thì ta nên ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn.
– Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn.
III. Những Yêu Cầu Đối Với Người Trả Lời Phỏng Vấn
– Trả lời trung thực, rõ ràng ý kiến của mình với thái độ chân thành thẳng thắn.
– Trình bày dễ hiểu, hấp dẫn, thông minh.
Luyện Tập
Câu 1. Hãy theo dõi một buổi phỏng vấn trên truyền hình (hoặc đài phát thanh, báo chí) và nhận xét xem:
a) Về phía người phỏng vấn:
– Phóng viên (hay người dẫn chương trình) có chuẩn bị kĩ không?
– Câu hỏi có hợp lí, có nhiều khả năng khai thác thông tin không?
– Cách dẫn dắt có tự nhiên, khéo léo không; cách giao tiếp có thân tình, nhã nhặn không?
b) Về phía người trả lời phỏng vấn:
– Người trả lời phỏng vấn có thẳng thắn, trung thực không?
– Câu trả lời có phù hợp với câu hỏi và có rõ ràng, thú vị không?
– Thái độ giao tiếp có thiện chí, chân thành và lịch thiệp không?
Trả lời:
a) Người phỏng vấn
+ Chuẩn bị kỹ
+ Câu hỏi hợp lý, có khả năng khai thác nhiều thông tin.
+ Dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, cách giao tiếp thân tình nhã nhặn.
+ Sử dựng tư liêu âm thanh, lịch sử…
b) Người trả lời phỏng vấn:
+ Thẳng thắn trung thực.
+ Câu trả lời rõ ràng, phù hợp với câu hỏi.
+ Thái độ giao tiếp thiện chí chân thành lịch thiệp.
Câu 2. Giả sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi:
Bạn có thể nói cho tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không?
Anh (chị) sẽ trả lời thế nào để ai cũng phải thừa nhận mình trung thực; nhưng không vì thế mà gây trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm?
Trả lời:
Nêu ra những nhược điểm của mình nhưng nhược điểm đó không gây trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, cần khéo léo kể ra những nhược điểm của mình sao cho nhà tuyển dụng có thể thông cảm được. Chẳng hạn có thể nêu lên những nhược điểm phổ biến sau đây:
– Ngại đi làm xa vì tắc đường, kẹt xe, thi thoảng ngủ dậy muộn
– Sợ bị bắt nạt
– Tính cách: Ấn tượng ban đầu với mọi người hơi có vẻ lạnh lùng, khó gần.
Câu 3. Để thu thập dư luận của các bạn trong lớp về thị hiếu thưởng thức ca nhạc (hoặc xem phim, chụp ảnh, đọc thơ, truyện,…), anh (chị) hãy:
– Trong vai người phỏng vấn, dự kiến những câu hỏi đúng mục đích, có thể lấy được nhiều ý kiến thú vị của các bạn.
– Sau đó, trong vai người trả lời phỏng vấn, tìm cách trả lời các câu hỏi trên sao cho vừa chân thực vừa dí dỏm, thông minh.
Trả lời:
Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề về đọc sách, xem phim, thưởng thức văn nghệ… trong đó chu ý không nên sa vào các chi tiết vụn vặt. Mở đầu bản câu hỏi phải có lời chào và kết thúc phải có lời cảm ơn, các câu hỏi đi từ dễ đến khó.
Một số câu hỏi:
– Sở thích lớn nhất của các bạn là gì?
– Bạn dành thời gian cho nó như thế nào?
– Để thực hiện sở thích đó, bạn đã làm những gì?
– Tác dụng
– Theo bạn, có nhiều người có chung sở thích với mình không? Để đưa cái sở thích của bạn đến gần hơn với mọi người, bạn có thể làm gì?
…
Việc trả lời các câu hỏi cũng cần tính chất đầy đủ và dí dỏm, phù hợp với sự cảm thụ của lứa tuổi với vấn đề được hỏi.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)