Giải câu hỏi 2 (Trang 42 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2) – Phần soạn bài Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh trang 42 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2.
Đề bài:
Câu 2. Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu đầu.
Trả lời:
Bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu:
Cảnh núi rừng khi chiều tối và tâm trạng của nhà thơ:
– Cảnh:
+ “Chim mỏi” -> đây chính là cánh chim cổ điển, hình ảnh cánh chim trong thơ xưa đều xuất hiện vào khung cảnh buổi chiều.
+ Cánh chim nhỏ kia về rừng tìm chốn ngủ, đây là hoạt động kết thúc một ngày. Trong thời gian ấy cánh chim kia đã được bay về nơi trú ngụ của nó còn nhà thơ thì vẫn phải hành xác trên con đường đầy gian khổ để đến nhà lao mới.
+ Ở câu hai phần dịch không sát với bản chính “cô vân” gợi sự lẻ loi một mình cô độc, còn phần dịch nghĩa lại là “chòm mây” không gợi lên được sự cô độc, đồng điệu với nhà thơ cũng đang cảm thấy khi hành trình gian khổ chỉ có một mình.
=> cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, đó là mộ buổi chiều với mây trôi bảng lảng, cánh chim trở buổi chiều về, những hành động đang đi vào trạng thái tĩnh.
– Tình:
+ Qua bức tranh thiên nhiên ta thấy được tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên luôn tìm đến sự hòa hợp với thiên nhiên.
+ Cảnh được nhìn bằng tâm trạng nên cũng nhuốm màu tâm trạng: chim thì về nghỉ còn bác thì vẫn phải đi, cô vân kia giống như một mình Bác trên đường chuyển lao cô đơn.
+ Tâm hồn Bác luôn hướng về sự sống: cánh chim chỉ về ngủ để bắt đầu sáng mai lại hành trình kiếm ăn chứ không bay vào cõi vĩnh hằng “Chim bầy vút bay hết – mây lẻ đi một mình”.
+ Đó còn là một tâm hồn luôn hướng về đất nước, vì đất nước Bác cố gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng. Đó chính là tinh thần thép của Bác.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)