Giải câu hỏi 2 – Một số thao tác nghị luận cụ thể (Trang 133 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Các thao tác nghị luận trang 131 – 135 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.
Đề bài:
Câu 2. Thao tác so sánh
a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết:
Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau?
b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không?
Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn?
Trả lời rằng: Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.
Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính?
c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau:
– Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó.
– Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.
– Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).
– Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.
Trả lời:
a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả dùng thao tác so sánh để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau.
– Câu văn trong SGK được viết nhằm nhấn mạnh đến cả sự giống nhau.
b) Đoạn Bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê có mục đích nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại Hành qa hai việc là “dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài” và “ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài”.
⇒ Thao tác so sánh bao gồm hai loại: so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau và so sánh nhằm nhận ra sự khác nhau.
c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh vì “mọi sự so sánh đều là khập khiễng”. Điều này cũng có lí đúng vì trong khi so sánh không thể đảm bảo được sự tương đồng hoặc tương phản hoàn toàn. Nhưng không vì thế mà hoài nghi so sánh bởi vì so sánh có thể đưa ra những nhận định rõ nét và sâu sắc hơn về đối tượng.
– Để có thể so sánh đúng, cần phải chú ý những điều sau:
+ Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặc (một phương diện) nào đó.
+ Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).
+ Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)