Giải câu 2 (Trang 108 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi 2 (Trang 108 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Truyện Kiều (Phần Nỗi thương mình) trang 107 – 108 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 2. Bút pháp ước lệ trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều? Qua đó, có thể nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật?

Trả lời:

– Bút pháp ước lệ là cách sử dụng điển tích, điển cố để miêu tả cảnh vật hoặc tâm trạng con người

– Trong đoạn trích Nỗi thương mình, Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều bút pháp ước lệ để miêu tả chốn lầu xanh: bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh, mưa Sở mây Tần, gió tựa hoa kề,…

⇒ Bút pháp ước lệ giúp tác giả miêu tả chốn lầu xanh nhơ bẩn mà ý thơ vẫn thanh cao, trang nhã ⇒ Thể hiện sự tôn trọng nhân cách cao đẹp của nàng Kiều

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status