Soạn bài Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh (Bài làm ở nhà) trang 14 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh (Bài làm ở nhà), sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh (Bài làm ở nhà)
Giải đề 1 (Trang 14 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các lời động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch,…) trong việc bảo vệ môi trường sống.
Trả lời:
1. Mở bài
Trong cuộc sống con người tồn tại, làm việc và giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là “rừng”.
– Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống, một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng – một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
2. Thân bài
– Rừng là gì?
– Ảnh hưởng của rừng: thành phần chính của rừng là cây xanh nên cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển.
– Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm.
– Trong rừng còn có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, … rồi các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng, ….
– Rừng còn là môi trường sinh thái trong lành – một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.
– Lên án những người chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết “đốt nương làm rẫy” khai phá rừng một cách vô ý thức.
– Hậu quả để lại: hạn hán, lũ lụt, sụt lở đất, … làm thiệt hại bao tiền của và tính mạng của những người dân vô tội.
– Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.
3. Kết bài
– Đảng và nhà nước ta cần phải có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng.
– Là học sinh, sinh viên chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ rừng góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống.
Giải đề 2 (Trang 14 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Tác hại của ma túy (hoặc của rượu, thuốc lá,…) đối với đời sống của con người.
Trả lời:
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát: ma tuý là một hiểm hoạ của loài người.
2. Thân bài
Lần lượt thuyết minh về các mặt tác hại của ma tuý đối với đời sống con người:
– Nguồn gốc phát sinh ma tuý.
– Các chất được gọi là ma tuý.
– Những tác hại của ma tuý đối với cuộc sống con người:
+ Ma tuý khiến người dùng nó mất khả năng làm chủ, thần kinh tê liệt, ….
+ Ma tuý gây tổn hại về kinh tế, suy kiệt về nòi giống, ….
+ Ma tuý là con đường chính dẫn tới lây nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV.
– Tình hình nghiện ma tuý hiện nay và những việc cần làm nhằm đẩy lùi tệ nạn này.
3. Kết bài
Nêu suy nghĩ của bản thân trước tác hại của ma tuý và nhắc nhở mọi người hãy tránh xa.
Giải đề 3 (Trang 14 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn.
Trả lời:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề: Kinh nghiệm học và làm văn
Đối với nhiều học sinh hiện nay, việc học văn bị coi như cực hình vì nhiều bạn không có cách học phù hợp với bộ môn xã hội này. Chúng ta hãy cùng bàn về một vài lưu ý khi học văn!
2. Thân bài
a) Văn học là gì?
b) Thực trạng việc học văn của học sinh hiện nay:
– Nhiều người học đối phó.
– Nhiều người yêu thích nhưng không dám theo đuổi vì ngại khó.
– Chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh thật sự yêu thích văn học nhưng đâu có được bao nhiêu người theo đuổi nó.
c) Kinh nghiệm học – làm văn:
– Để học tốt chương trình phổ thông, trước hết bạn phải nắm vững các bài giảng văn ở lớp bằng cách tìm hiểu trước bài học ở lớp.
– Khi học văn, quan trọng là bạn phải tập trung cao độ và có khả năng liên tưởng phong phú.
– Trong khi giáo viên giảng bài, chú ý ghi lại các ý chính hay những chi tiết đáng lưu ý mà thầy cô nêu ra.
– Thường xuyên làm thêm các bài tập ở phần luyện tập sau mỗi phần bài học.
– Đọc nhiều sách báo.
– Rèn luyện tính logic, sáng tạo để có thể áp dụng được trong việc làm văn.
3. Kết bài
– Khuyến khích người đọc
– Động lực cố gắng của bản thân
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh (Bài làm ở nhà)
Đề 1. Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các lời động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch,…) trong việc bảo vệ môi trường sống.
Trả lời:
Mở bài: Nêu vấn đề, khẳng định cây cối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống quanh ta.
Thân bài: Thuyết minh về vai trò của cây cối để khẳng định vấn đề đã nêu ở mở bài. Học sinh có thể dựa trên các ý sau kết hợp tìm thêm số liệu, dẫn chứng để làm bài.
+ Cây cối là lá phổi xanh của hành tinh, điều hòa không khí và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
-> Đi cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, môi trường đang ngày càng chịu nhiều tác động nặng nề từ các nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất, đời sống sinh hoạt của con người. Môi trường hiện nay ô nhiễm nặng nề.
-> Cây cối chính là một trong những nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm đó: Cây xanh hấp thụ khí CO2, chuyển hóa thành O2 và cung cấp cho môi trường, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại; Cây giúp chống xói mòn đất, điều hòa mực nước ngầm ở các khu vực ngoại thành, giúp ngăn cản và lọc khí độc trong không khí,…
+ Cây cối giúp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường.
-> Cây cối là hàng rào cách li tiếng động, hấp thụ và hắt lại những sóng âm thanh hỗn tập làm chấn động đến thần kinh của con người.
+ Cây xanh có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người, đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu áp lực tâm lý và gia tăng mức độ thư giãn, gia tăng tuổi thọ cho con người.
Kết bài: Con người phải biết bảo vệ cây xanh, sống hòa hợp với cây xanh để có một môi trường sống lành mạnh, đảm bảo về sức khỏe.
Đề 2. Tác hại của ma túy (hoặc của rượu, thuốc lá,…) đối với đời sống của con người.
Trả lời:
Mở bài: Cuộc sống con người đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân trong đó có thuốc lá. Thuốc lá có ảnh hưởng rất trầm trọng tới đời sống của con người.
Thân bài: Thuyết minh về tác hại của thuốc lá.
+ Đối với môi trường: Thuốc lá gây ra mùi khó chịu, làm nhiễm độc môi trường sống của con người.
+ Đối với sức khỏe, tính mạng con người: Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người hút mà còn ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của những người hít phải khói thuốc.
-> Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi, theo nghiên cứu ở Mỹ, khoảng 87% trong số 177.000 ca ung thư phổi mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá. Ngoài ra, thuốc lá còn gây ra các căn bệnh khác như ung thư họng, thanh quản, thực quản, ruột,…Mỗi năm, thế giới có hơn 5 triệu người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số tử vong do tai nạn, lao và bị AIDS cộng lại.
-> Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc so với những người không hút thuốc bị giảm đi từ 5 đến 8 năm.
-> Những người không hút thuốc, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em cũng chịu ảnh hưởng trầm trọng do hút phải khói thuốc. Thai nhi có thể bị dị dạng, thậm chí mức rủi ro bị ung thư não cao hơn tới 40% so với những đứa trẻ khác.
+ Thuốc lá gây thiệt hại tới nền kinh tế xã hội: mỗi năm, một người hút thuốc ở Việt Nam trung bình bỏ ra 700.000 đồng cho việc hút thuốc lá, với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tiêu tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng độc hại này. Bệnh tật do thuốc lá mang lại trở thành gánh nặng kinh tế cho nhiều gia đình.
Kết bài: Thuốc lá ảnh hưởng vô cùng xấu tới chất lượng cuộc sống của con người vì vậy con người phải chung tay, tuyên truyền từ người thân, gia đình tới xã hội để giảm thiểu tối đa tình trạng hút thuốc lá. Ngừng hút thuốc lá chính là hành động bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Đề 3. Một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn.
Trả lời:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề.
Thân bài:
– Khái niệm học văn và làm văn.
– Thực trạng việc học văn của học sinh hiện nay : Nhiều học sinh có lối học sai lầm là học đối phó, học tủ,… Hoặc một số người yêu thích nhưng không dám theo đuổi vì ngại khó và tương lai khi học văn.
– Kinh nghiệm học văn hoặc làm văn :
+ Trước tiên hãy cố gắng để cảm nhận được cái hay của câu chữ, của ngôn ngữ tiếng Việt, của các tác phẩm văn học.
+ Nghe giảng trên lớp, chăm chỉ, đọc trước bài mới và thường xuyên ôn lại bài cũ.
+ Có sự tập trung khi học và chịu khó liên tưởng.
+ Đọc nhiều, viết nhiều, nếu có thể thì nên rèn thói quen viết nhật kí.
+ Rèn luyện tính logic, sáng tạo để có thể áp dụng trong việc làm văn.
Kết bài: Khuyến khích người đọc hãy thử áp dụng những kinh nghiệm đó vào việc học một cách nghiêm túc.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)