Giải câu hỏi (Trang 36 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Giải câu hỏi – Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp (Trang 36 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) trang 36 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.

Đề bài:

Câu hỏi: Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi.

CHÀO HỎI

Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.

Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.

Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống hỏi;

– Có chuyện gì thế?

– Có gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?

(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)

Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao em nhận xét như vậy? Có thể rút ra bà học gì từ câu chuyện này?

Trả lời:

– Truyện cười “Chào hỏi” liên quan đến phương châm lịch sự.

– Anh chàng rể trong truyện Chào hỏi không tuân thủ phương châm lịch sự trong hội thoại vì không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể. Bản thân câu hỏi “Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không?” không vi phạm phương châm lịch sự; nhưng nó bị coi là không tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống: gọi một người đang đốn cành trên một cây cao xuống để hỏi. Làm như thế không những không khiến người khác hài lòng mà có thể còn gây phiền toái, khiến người giao tiếp tức giận.

– Có thể rút ra bài học qua câu chuyện là: cần phải chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này, nhưng không thích hợp trong một tình huống khác.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status