Soạn bài – Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

Soạn bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề trang 98 – 99 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

I. Chuẩn bị ở nhà

Giải câu hỏi – Chuẩn bị ở nhà (Trang 98 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Lập dàn bài cho một trong các đề văn sau và chuẩn bị phát biểu miệng.

a) Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích tục ngữ. Để tham dự cuộc thi đó, em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc.

b) Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố?

c) Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình?

d) Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy.

Trả lời:

a) Chuẩn bị dàn ý đề bài: Thất bại là mẹ thành công

Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung chính của câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”.

Thân bài: Giải thích câu tục ngữ.

Nghĩa đen: coi thất bại là người mẹ (của thành công)

Nghĩa hàm ẩn: Mỗi lần vấp ngã chính là kinh nghiệm, vốn sống quý báu để trưởng thành, chín chắn hơn.

– Dẫn chứng những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:

+ Michael Jordan là cầu thủ bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới từng bị các HLV không nhận vì quá thấp.

+ Albert Einstein biết nói rất chậm, ông từng bị đuổi khỏi trường học vì tiếp thu quá chậm, sau này ông trở thành vĩ nhân được nhắc tới với nhiều cống hiến vĩ đại cho thế giới.

Kết bài: Câu tục ngữ như nguồn động lực cổ vũ con người vượt lên khó khăn, thất bại để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.

b) Lập dàn ý: Những tấn trò mà Va- ren bày ra với Phan Bội Châu được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là những trò lố?

Mở bài:

Tác giả Nguyễn Ái Quốc sử dụng cụm “Những trò lố” để đặt tên tác phẩm của mình, nhằm bộc lộ thái độ khinh thường, mỉa mai châm biếm trò ngụy tạo của tên toàn quyền Đông Dương.

Thân bài: Giải thích cụm từ Những trò lố.

– Giải thích từ ngữ: Lố: sự bày đặt, ngụy tạo đến mức trắng trợn, đáng chê cười.

– Trình bày những trò mà Va-ren bày ra:

+ Hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu ngay khi sang nhậm chức toàn quyền.

+ Va- ren dụ dỗ Phan Bội Châu phản bội lại lý tưởng của mình để cộng tác với người Pháp.

– Giải thích những trò lố của Va-ren thực chất là dối trá, hứa hẹn suông để trấn an làn sóng đấu tranh của người dân Việt Nam.

Kết luận: Thái độ khinh ghét mỉa mai của tác giả trước những trò lố của Va-ren.

c) Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt tên nhan đề tác phẩm của mình là Sống chết mặc bay?

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm Sống chết mặc bay. Nêu ý nghĩa của việc đặt nhan đề trong văn học, cũng như nhan đề trong truyện Phạm Duy Tốn.

Thân bài: Giải thích ngắn gọn về tên nhan đề.

– Thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm, chỉ biết lợi cho mình mà quên đi sự an toàn, lợi ích của người khác.

– Nhan đề phù hợp với truyện ngắn:

+ Nêu bật hai cảnh tượng đối lập nhau: cảnh quan hộ đê sung sướng, xa hoa trái ngược với cảnh dân đen lầm than, khổ cực chống lũ.

+ Nhan đề tố cáo những kẻ cầm quyền, bề thế chỉ biết trục lợi mà thờ ơ, tắc trách.

Kết bài: Nhan đề truyện cũng là thái độ sống của một bộ phận trong xã hội hiện nay, cần phải bài trừ, loại bỏ.

d) Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy.

Mở bài: giới thiệu sơ qua về sở thích đọc sách.

Thân bài: Đưa ra một vài loại sách em đã đọc và rất thích.

– Lí do vì sao em thích đọc sách đó:

+ Sách em đọc cho em những cảm xúc khác lạ.

+ Dạy cho em những bài học bổ ích.

+ Có những triết lí sâu sắc.

– Khẳng định: Chúng ta nên đọc sách để mở mang kiến thức và hiểu biết thế giới xung quanh.

Kết bài: Đọc sách là thói quen tốt.

II. Thực hành trên lớp

  1. Học sinh phát biểu trong tổ, nhóm để các bạn nghe, nhận xét.
  2. Một số học sinh phát biểu trước lớp. Thầy, cô giáo nhận xét, đánh giá.

III. Yêu cầu

  1. Phát biểu rõ ràng, trôi chảy theo dàn bài.
  2. Tư thế đĩnh đạc, từ tốn, quan tâm tới những người nghe.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

 I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Lập dàn bài cho một trong các đề văn sau:

Đề 1: Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích tục ngữ. Để tham dự cuộc thi đó, em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

– Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều thứ để học hỏi: học bạn việc tốt, học bạn cách làm hoa đẹp, học bạn về tính chăm chỉ… nhưng học hỏi không chỉ ngày một, ngày hai mà là phải học lâu dài, học cả cuộc đời.

– Để có thể tiếp thu và học hỏi tốt chúng ta không thể không có những phương pháp học tập hay và đúng đắn.

– Đó cũng chính là điều ông cha ta muốn nhắn nhủ qua câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sáng khôn”.

– Giải thích:

+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: mỗi ngày ta sẽ học được nhiều điều bổ ích, lí thú.

+ Con người chúng ta cần phải biết rèn luyện, học hỏi mọi điều xung quanh.

+ Chúng ta đi nhiều nhưng phải biết học hỏi, không ngại khó thì mới có thể tiếp thu được kiến thức.

Cần khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được chứng minh.

Giải thích câu tục ngữ:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Mở bài:

– Lời nói là công cụ của giao tiếp.

– Giới thiệu 2 câu nói: “Lời nói gói vàng”, “Lời nói chẳng mất tiền mua…nhau”.

Thân bài:

– Lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người cụ thể. Lời nói vừa lòng là những lời lẽ lịch sự, tế nhị.

– Để đạt được hệu quả giao tiếp, ta phải tùy đối tượng, hoàn cảnh mà vận dụng lời nói cho phù hợp.

– Muốn có khả năng lời nói đẹp cần có quá trinh rèn luyện, học tập.

– Cần tránh hiện tượng nói ngon, nói ngọt để nịnh hót.

Kết bài: Mỗi người cần phải biết nói lời hay, ý đẹp.

Đề 2: Vì sao những tấn trò mà Varen bày ra với Phan Bộ Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là “Những trò lố”.

Giải thích từ ngữ:

– Lố: thể hiện sự không bình thường làm đến mức quá đáng , đến chê cười.

– Trò lố: trò bày ra không hợp lẽ thường đến mức chê cười.

Những trò lố do Varen bày ra:

– Varen hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu nhưng thực chất chỉ là một lời hứa dối trá.

– Ông Varen được người ta chăm sóc bằng các cuộc tiếp rước, yến tiệc linh đình.

– Ông Varen chăm sóc Phan Bội Châu tại nhà ngục Hỏa Lò.

– Varen dùng những lời dụ dộ, mua chuộc Phan Bội Châu.

Đề 3: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay:

– Giải thích thành ngữ Sống chết mặc bay:

+ Nghĩa đen: Sông hay chết cũng mặc kệ.

+ Nghĩa bóng: nói tới nhân dân có ra sao thì quan cũng không quan tâm.

→ Chê trách những kẻ ích kỉ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình, không chú ý gì tới người khác. Câu này có dị bản Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.

– Tại sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho truyện ngắn bằng thành ngữ trên?

+ Tên quan huyện trong truyện hoàn toàn thờ ơ với nỗi cực khổ của người dân trong lúc hộ đê và trong cảnh vỡ đê (kể lại các chi tiết chính).

+ Trong truyện không có thầy (thầy cúng, thầy lang hăm) nhưng tên quan phụ mẫu ở đây hạnh phúc trên nỗi đau của người dân lại rất phù hợp với nội dung tác phẩm.

+ Tác giả muốn phê phán xã hội phong kiến thối nát đã làm cho nhân dân phải chịu khổ.

Đề 4: Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy.

Giới thiệu về sở thích đọc sách và loại sách thích đọc.

– Giới thiệu sơ qua về loại sách đó : những cuốn sách hạt giống tâm hồn thường viết về những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống, đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh như tình yêu, tình bạn, lòng biết ơn…

– Giới thiệu về 1 vài tựa sách thuộc loại sách này : Từ những điều kì diệu, Cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống, Tìm lại bình yên, Hạnh phúc không khó tìm, Điểm tựa của niềm tin…

– Đưa ra lí do vì sao thích đọc:

+ Trong sách viết hoặc tuyển chọn những câu chuyện ngắn hay, giàu ý nghĩa…

+ Loại sách này viết về nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nhiều kiến thức cần thiết cho cuộc sống…

+ Những cuốn sách này cung cấp nhiều triết lí, nhiều điều bổ ích có thể vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.

+ Những cuốn sách này cho em thấy cuộc đời có nhiều điều tươi đẹp, và giúp định hướng tư tưởng, lối sống tốt đẹp cho bản thân….

– Cá nhân em cho rằng đọc sách là thói quen tốt, những cuốn sách đó rất bổ ích, giúp ta biết nhiều điều trong cuộc sống. Em sẽ tiếp tục đọc và vận dụng vào cuộc sống…

– Khẳng định đọc sách là thói quen tốt và những cuốn sách hạt giống tâm hồn là một lựa chọn tốt cho việc đọc sách.

II. THỰC HÀNH TRÊN LỚP

  1. Học sinh phát biểu trong tổ, nhóm để các bạn nghe, nhận xét.
  2. Một số học sinh phát biểu trước lớp. Thầy, cô giáo nhận xét, đánh giá.

III. YÊU CẦU

  1. Phát biểu rõ ràng, trôi chảy theo dàn bài.
  2. Tư thế đĩnh đạc, từ tốn, quan tâm tới những người nghe.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status