Giải câu hỏi 1 (Trang 124 SGK ngữ văn 7 tập 1) – Phần soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) trang 123 – 125 SGK ngữ văn lớp 7 tập 1.
Đề bài:
Câu 1. Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối là thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
(Gợi ý:
– Phải chăng trong hai câu đầu hoàn toàn không có suy tư, cảm nghĩ của con người?
– Và phải chăng hai câu cuối là tả tình thuần túy?
– Từ sự phân tích trên, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này).
Trả lời:
– Ý kiến cho rằng hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu sau thuần túy tả tình là không đúng. Chính xác phải là hai câu đầu nghiêng về tả cảnh, hai câu sau nghiêng về tả tình.
– Vì: Hai câu đầu:
+ Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lí Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê.
+ Câu thứ 2 tả ánh trăng ngập tràn không gian nhưng ta vẫn cảm nhận được sự thay đổi vị trí ngắm cảnh của thi nhân, từ sàng tiền đến song tiền (từ đầu giường đến cửa sổ) mới có thể thấy được mặt đất và có cảm giác “ngỡ phủ sương” -> Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến.
=> Như vậy, ở hai câu đầu: cảnh đã chứa đựng tâm tình.
– Hai câu sau:
+ Hai câu sau tình dâng trào cuồn cuộn để đọng lại thành nỗi sầu nhớ thương qua cụm từ: nhớ cố hương.
+ Cảnh được thể hiện như thế nào? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng cả bầu trời cao lồng lộng và một vầng trăng sáng trong vằng vặc thanh tĩnh hiện ea trước mắt người đọc. Một đêm trăng thật đẹp song cũng thật cô đơn.
+ Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Cảnh và tình trong bài thơ có mối liên hệ nhân quả, sự tác động qua lại. Vì trăng đẹp quá mà nhớ quê trằn trọc thao thức không ngủ được. Càng thao thức không ngủ càng thấy trăng đẹp hơn.
=> Cảnh – tình khăng khít gắn bó không thể tách bạch.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
(HTTPS://BAIVIET.ORG)